Những điều cần biết

Quy trình tuyển dụng lao động đi làm việc tại Nhật Bản (Chương trình Im Japan)

Đây là Chương trình đưa thực tập sinh Việt Nam đi thực tập kỹ thuật tại Nhật Bản theo Thỏa thuận giữa Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Việt Nam và Tổ chức phát triển nhân lực quốc tế Nhật Bản (gọi tắt là Tổ chức IM Japan). Người lao động muốn làm việc tại Nhật Bản thông qua chương trình này phải tham dự kỳ tuyển chọn theo thông báo của Trung tâm Lao động ngoài nước.

1. Thông tin chung

- Phạm vi tuyển chọn: Toàn quốc

- Các ngành tuyển chọn: Sản xuất chế tạo và xây dựng

- Thời gian thực tập tại Nhật Bản: từ 3 - 5 năm

- Cơ quan tổ chức kỳ thi:

+Trung tâm Lao động ngoài nước là cơ quan duy nhất được Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội giao phối hợp với Tổ chức IM Japan tổ chức thi tuyển.

+ Tổ chức IM Japan giao Văn phòng IM Japan tại Việt Nam phối hợp cùng Trung tâm Lao động ngoài nước tổ chức kỳ thi. Môn thi Toán do Văn phòng IM Japan tại Việt Nam chịu trách nhiệm quản lý đề thi, bài thi.

2. Điều kiện đăng ký dự tuyển

  • Nam giới, từ 18 đến 30 tuổi (sinh trong khoảng thời gian từ năm 1993 đến năm 2005).
  • Tốt nghiệp Trung học phổ thông hoặc tương đương trở lên;
  • Chiều cao từ 0lm58 trở lên, cân nặng phù hợp với chiều cao;
  • Không xăm mình (kể cả hình xăm đã xóa); không bị dị tật; không có   sẹo ảnh

hưởng đến khả năng vận động; thị lực 2 mắt khi không đeo kính đạt từ 1/10 trở

len và khi có đeo kính đạt từ 7/10 trở lên, không bị nhược thị, rối loạn sắc giác;

  • Có đủ sức khỏe để đi làm việc ở nước ngoài;
  • Có đạo đức tốt, ý thức kỷ luật tốt, không có tiền án;
  • Chưa từng tham gia các chương trình đào tạo thực tập sinh của Nhật Bản;
  • Chưa từng cư trú và làm việc bất hợp pháp tại nước ngoài.

3. Nội dung thi tuyển

  • Vòng 1: Thi Toán (tổng số câu hỏi: 20 câu, thời gian làm bài: 45 phút, tổng điểm tối đa: 100 điểm).

+ Điểm đạt yêu cầu đối với ứng viên lựa chọn thực tập trong ngành sản xuất chế tạo từ 60 điểm trở lên.

+ Điểm đạt yêu cầu đối với ứng viên lựa chọn thực tập trong ngành xây dựng từ 40 điểm trở lên.

Chỉ những người đạt yêu cầu của Vòng 1 mới được thi các vòng tiếp theo.

  • Vòng 2: Kiểm tra thân thể, thị lực, sắc giác và thi thể lực

+ Tiêu chuẩn đạt yêu cầu đối với ứng viên: chống đẩy 35 lần, gập cơ bụng 25 lần và chạy 3.000m trong thời gian 18 phút.

  • Vòng 3: Phỏng vấn (đánh giá nguyện vọng cá nhân, kinh nghiệm thực tế, tác phong).

Nguyên tắc trúng tuyển: Những người đạt yêu cầu Vòng 1, Vòng 2 và đáp ứng

yêu càu của Vòng 3 sẽ được lựa chọn trúng tuyển.

4. Nguyên tắc thay đổi ngành dự thi

  • Trường hợp ứng viên đăng ký dự thi ngành sản xuất chế tạo nhưng trượt ở vòng thi Toán nếu đáp ứng điều kiện tuyển chọn trong ngành xây dựng có nguyện vọng thực tập trong ngành xây dựng (nguyện vọng này đã được ứng viên xác nhận trong Đơn đăng kỷ dự tuyển từ khi làm Hồ sơ tham gia chương trình) thì sẽ được chuyển sang thi tuyển đối với ngành xây dựng ở các Vòng 2 và Vòng 3 tiếp theo.
  • Người lao động thi trượt mà không có nguyện vọng chuyển đổi ngành dự thi hoặc không đủ điều kiện chuyển đổi ngành dự thi được đăng ký thi lại vào các đợt thi tuyển sau nếu có nguyện vọng.

5. Thời gian đào tạo: đào tạo tiếng Nhật và bồi dưỡng kiến thức cần thiết trước khi xuất cảnh 06 tháng tại Cơ sở đào tạo của Trung tâm Lao động ngoài nước ở Hà Nội.

6. Chi phí tham gia chương trình:

  • Chi phí làm hộ chiếu, lệ phí visa, chi phí khám sức khỏe, tiền ăn, tiền KTX: người lao động đóng trực tiếp cho đơn vị cung cấp dịch vụ.
  • Trung tâm Lao động ngoài nước thu các khoản: tiền quỹ hỗ trợ việc làm ngoài nước, học phí các khoá đào tạo dự bị, chính thức trước phái cử, ôn tập trước xuất cảnh và giáo dục định hướng.

Người lao động sẽ được nhận lại các khoản thu học phí và ký túc xá khóa đào tạo chính thức trước phái cử (tối đa 4 tháng) sau khi người lao động xuất cảnh sang Nhật Bản, Trung tâm Lao động ngoài nước nhận được kinh phí chi phí quản lý Chương trình từ phía IM Japan. Khoản tiền này sẽ được chuyển vào tài khoản của người lao động tại Việt Nam. Người lao động dừng chương trình giữa chừng sẽ không được nhận lại khoản kinh phí này.

Tổng chi phí để tham dự chương trình bao gồm cả khoản học phí và ký túc xá khóa đào tạo chính thức mà người lao động nhận lại sau khi xuất cảnh, dự kiến trong khoảng từ 28 - 38 triệu đồng.

Ngoài các khoản chỉ phỉ nêu trên, người lao động khỉ tham gia Chương trình này không phải nộp bất kỳ khoản chỉ phí nào khác.

7. Quyền lợi khi tham gia chương trình

a. Mức lương:

  • Hưởng mức lương theo hợp đồng trong ngành SXCT từ 140.000 Yên - 170.000 Yên (khoảng 24-30 triệu đồng/tháng), mức lương này chưa khấu trừ tiền thuế, bảo hiểm, tiền thuê nhà và chưa bao gồm tiền làm thêm giờ và các phúc lợi khác.
  • Hưởng mức lương theo hợp đồng trong ngành XD từ 150.000 Yên - 200.000 Yên (khoảng 26-35 triệu đồng/tháng), mức lương này chưa khấu trừ tiền thuế, bảo hiểm, tiền thuê nhà và chưa bao gồm tiền làm thêm giờ và các phúc lợi khác.

b. Các khoản được hỗ trợ từ Tổ chức IM Japan

  • Tiền học phí, tiền ký túc xá trong thời gian tham gia khóa đào tạo chính thức 4 tháng trước phái cử (với những lao động xuất cảnh sang Nhật Bản tham gia thực tập kỹ thuật).
  • Tiền vé máy bay.
  • Sau khi hoàn thành chương trình thực tập, về nước đúng thời hạn sẽ được Tổ chức IM Japan hỗ trợ từ 600.000 Yên đối với thực tập sinh hoàn thành 3 năm thực tập đến 1.000.000 Yên đối với thực tập sinh hoàn thành 5 năm thực tập (tương đương từ 100 triệu đồng đến 170 triệu đồng) để khởi nghiệp; được nhận khoản tiền bảo hiểm hưu trí (khoảng 70 triệu đồng sau 3 năm thực tập).

c. Trung tầm Lao động ngoài nước và Tố chức IM Japan sẽ hỗ trợ người lao động tìm kiếm việc làm sau khi hoàn thành chương trình về nước.

d. Chính sách hỗ trợ trong thi tuyển đối với đối tuợng ưu tiên

Những ngưòi lao động thuộc đối tượng sau đây, nếu có kết quả môn thi Toán đạt từ 30 điểm trở lên sẽ được ưu tiên cộng điểm vào kết quả bài thi toán (những người thỉ môn Toán đạt kết quả dưới 30 điểm không được cộng điểm ưu tiên), cụ thể như sau:

  • Người lao động là con thương binh, liệt sỹ, người có công: 20 điểm.
  • Người lao động thuộc các huyện nghèo theo quy định tại Quyết định số 275/2018/QĐ-TTg ngày 17/3/2018 của Thủ tướng Chính phủ về việc Phê duyệt danh sách các huyện nghèo và thoát nghèo giai đoạn 2018 - 2020: 20 điếm.
  • Người lao động thuộc các huyện nghèo và dân tộc thiểu số của các tỉnh miền núi: 15 điểm; người lao động không thuộc đối tượng huyện nghèo hoặc dân tộc thiểu số của các tỉnh miền núi: 10 điểm.
  • Người lao động thuộc hộ nghèo và dân tộc thiểu số của các tỉnh không phải là tỉnh miền núi: 10 điểm.

Nếu người lao động thuộc nhiều đối tượng ưu tiên chỉ được hưởng 01 chính sách hỗ trợ cao nhất trong thi tuyển.